Khái niệm về Virus rota

Virus rota là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và là một trong số các loại vi rút gây nhiễm trùng thường được gọi là cúm dạ dày, mặc dù không có liên quan đến cúm. Nó là một chi của vi rút RNA kép trong họ Reoviridae.

Virus rota có mặt trong phân, khi vệ sinh không kỹ virus bám vào tay của người bị nhiễm dính vào các đồ dùng, như vậy đường lây nhiễm là qua tiếp xúc nhất là các vật dụng, bề mặt đồ chơi, cốc, điện thoại, máy tính....

Triệu chứng thường bắt đầu bằng sốt, nôn mửa và đau dạ dày, sẽ mất dần khi tiêu chảy bắt đầu. Khi virus hoạt động tấn công cơ thể, tiêu chảy có thể kéo dài trong 5 đến 7 ngày. Người lớn cũng có triệu chứng tương tự, nhưng thường nhẹ hơn.

Chẩn đoán chủ yếu dựa trên khám lâm sàng và khai thác triệu chứng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm phân.

Virus rota sống được bao lâu

Đây là loại virus nguy hiểm vì khả năng tồn tại dai dẳng; loại vi rút  gây bệnh này có thể sống nhiều giờ trên bàn tay, trên bề mặt vật dụng vài ngày và tồn tại đến 21 ngày trong phân.

Những thời điểm dễ mắc bệnh tiêu chảy do virus rota: Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc virut cao nhất; 95% trẻ em bị nhiễm virus Rota ít nhất 1 lần trong thời gian còn học mẫu giáo; Thời điểm giao mùa lạnh, đặc biệt là mùa đông và mùa xuân. Tuy nhiên những năm gần đây bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 9; Sau đợt lụt lội: môi trường ô nhiễm là điều kiện lý tưởng để virus Rota gây bệnh

Các biểu hiện nhận biết bệnh tiêu chảy do vi rút rota gây ra:  Nôn trong vòng 24-48 giờ, kéo dài 2-3 ngày. Số lần từ vài lần đến vài chục lần/ngày. Không bao giờ có nôn vọt.

– Tiêu chảy: Lúc đầu phân lỏng như cháo đặc, màu vàng, sau lỏng dần tới toàn nước. Số lần tăng dần từ 6-7 lần/ngày, đa số trên 10 lần/ngày. Có trường hợp trên 40 lần.

– Sốt: Chủ yếu sốt nhẹ và vừa, kéo dài 1-3 ngày. Cá biệt có trường hợp trên 40độ C gây co giật.

– Đau bụng: Triệu chứng hay gặp với trẻ nhỏ rất khó chẩn đoán.

Trẻ bị nhiễm vi rút Rota bảo lâu thì khỏi

Sau khi bị lây nhiễm khoảng 1- 2 ngày trẻ bắt đầu có triệu chứng nôn ói và tiêu chảy. Nôn ói xuất hiện trước khi bị tiêu chảy khoảng 6- 12 giờ hoặc có thể kéo dài từ 2- 3 ngày. Những ngày đầu trẻ thường nôn rất nhiều và dần dần giảm bớt rồi sau đó đến tiêu chảy.

Trẻ đi ngoài phân lỏng như nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể kèm theo nhớt nhưng không có máu. Vài ngày sau đó tiêu chảy ngày càng tăng kéo dài khoảng 3- 9 ngày.

Ngoài ra, trẻ có thêm những dấu hiệu như sốt vừa phải, đau bụng, ho và chảy nước mũi. Trong giai đoạn này, trẻ rất dễ bị mất nước, cơ thể nhanh chóng bị khô kiệt nếu không được chăm sóc thích hợp sẽ có khả năng phải nhập viện điều trị.

Khi trẻ mắc phải bệnh và nhập viện, các bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng như bù dịch bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch, hạ sốt cùng với một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Triệu chứng nhiễm virus Rota ở người lớn

Tiêu chảy cấp ở người lớn hay gặp do các căn nguyên vi khuẩn như: tả, lỵ trực khuẩn, vi khuẩn Ecoli sinh độc tố ruột, salmonella, các loại ký sinh trùng như lỵ amip... Căn nguyên rotavirus ít có vai trò quan trọng trong bệnh sinh tiêu chảy cấp ở người lớn. Bệnh cũng ít gây những triệu chứng bệnh nặng giống như ở trẻ em do hệ tiêu hóa có sức đề kháng và thích nghi tốt hơn. Tuy nhiên, những ghi nhận từ 2 trường hợp trên cho thấy chúng ta không thể bất cẩn với dịch bệnh này ở mọi đối tượng, nhất là trong mùa dịch tễ cao điểm của bệnh (mùa đông, thời tiết khô và lạnh).

Vệ sinh phòng bệnh là chủ yếu vì bệnh lây theo con đường phân miệng: phân người bị bệnh làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống. Cá thể khác khi ăn uống phải thức ăn, nước uống này sẽ bị tiêu chảy. Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn sạch, uống sôi, đặc biệt ở những nơi có người đang mắc bệnh là cách phòng bệnh tốt nhất. Bên cạnh đó, các trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tháng tuổi nên được đi uống vắc xin để phòng bệnh đặc hiệu nhất. Khi mắc bệnh, cần nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh: khởi bệnh thường sốt nhẹ, sau đó nôn nhiều (trớ ở trẻ nhỏ) trong khoảng 1-3 ngày, tiếp đó xuất hiện đi ngoài phân lỏng tóe nước với số lần đi rất nhiều. Bệnh thường biểu hiện nặng nhất ở ngày thứ 3- 5 của bệnh với nguy cơ mất nước điện giải nhiều và cấp tính. Sau đó giảm dần và thường ổn định vào ngày thứ 10-14 của bệnh. Khi được điều trị, chăm sóc đúng và kịp thời, bệnh hoàn toàn khỏi không để lại hậu quả gì.

Vaccine Rota virus và lịch uống

Tại Việt Nam hiện nay đang dùng chủ yếu 2 loại vaccine rota của Bỉ, của Mỹ và của Việt Nam

Vắc xin Rotarix (Bỉ): uống 2 liều; liều đầu tiên uống vào lúc 6 tuần tuổi và sau 4 tuần uống liều tiếp theo. Nên cho trẻ uống vắc xin Rotavirus trước 24 tuần tuổi.

Vắc xin Rotateq (Mỹ): uống 3 liều; liều đầu tiên trong khoảng 7-12 tuần tuổi, hai liều còn lại cách nhau một tháng, liều thứ 3 phải kết thúc trước tuần thứ 32.

Rotavin-M1 (Việt Nam) có dạng vắc xin sống giảm độc lực, được dùng để uống (không được tiêm) phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 5 tuổi. Vắc xin này đạt hiệu quả tốt nhất khi được bảo quản ở nhiệt độ - 20 độ C. Khi cho trẻ uống vắc xin tại địa điểm tiêm chủng, phải giữ vắc xin trong thùng lạnh, ở nhiệt độ 2-8 độ C. Lưu ý, vắc xin gồm 2 liều (liều đầu tiên cho uống khi trẻ được 6 - 10 tuần tuổi; liều thứ hai cách liều đầu tiên trong vòng hai tháng).

Giá cả vaccine rota hiện nay là bao nhiêu hay là nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia

Hiện tại, vắc xin Rota chưa được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng, phụ huynh cần đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng dịch vụ để nhỏ vắc xin Rota cho trẻ.

Giá thành của loại vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất khoảng 490.000 - 600.000 đồng (uống làm 2 lần)

Vắc xin Rotarix (Bỉ) giá khoảng 825000đ - 1.000.000đ

Vắc xin Rotateq (Mỹ) giá khoảng 665000đ- 800.000đ

Phác đồ điều trị tiêu chảy do Rotavirus

PHÁC ĐỒ A: Đường uống 

Chỉ định: điều trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ không mất nước, không nguy cơ thất bại đường uống và không có các biến chứng khác của tiêu chảy. Sau khi thăm khám và phát hiện bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus, nếu nhẹ thì có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách điều trị Rotavirus tại nhà, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, có thể cho trẻ uống Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình cần vệ sinh bình, núm vú và dụng cụ pha sữa kỹ hơn.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ vì các thuốc này có thể làm giảm nhu động ruột làm liệt ruột khiến phân không thải ra ngoài.

PHÁC ĐỒ B: đường uống.

Chỉ định: điều trị mất nước bằng ORS giảm áp lực thẩm thấu, bù dịch bằng đường uống tại cơ sở y tế cho trẻ có mất nước nhưng không có nguy cơ thất bại đường uống và không có các biến chứng nặng khác.

Bù dịch bằng ORS giảm áp lực thẩm thấu 75 ml/kg uống trong 4 giờ. Sau 4 giờ: đánh giá và phân loại lại tình trạng mất nước:

  • Nếu xuất hiện dấu mất nước nặng: điều trị theo phác đồ C.
  • Nếu trẻ còn mất nước: tiếp tục bù nước bằng đường uống theo phác đồ B lần 2. Bắt đầu cho trẻ ăn, uống và tiếp tục đánh giá trẻ thường xuyên hơn.
  • Nếu không còn mất nước điều trị theo phác đồ A.

Khi điều trị bằng đường uống thất bại: do tiêu chảy nhiều, ói nhiều, uống kém.

  •  Uống ORS qua sonde dạ dày nhỏ giọt.
  • Truyền tĩnh mạch dung dịch Lactate Ringer.

PHÁC ĐỒ C: 

Chỉ định: điều trị cho trẻ mất nước nặng tại cơ sở y tế.

  •  Bắt đầu truyền TM ngay lập tức. Trong khi thiết lập đường truyền cho uống ORS nếu trẻ còn uống được.
  •  Dịch truyền được lựa chọn: Lactate Ringer, Normal Saline.
  •  Cho 100 ml/kg dung dịch được lựa chọn chia như sau:

Đánh giá lại mỗi 15-30 phút cho đến khi mạch quay mạnh.     * Truyền thêm một lần nữa nếu mạch quay yếu hoặc không bắt được.

Nếu tình trạng mất nước không cải thiện cho dịch truyền với tốc độ nhanh hơn sau đó đánh giá lại mỗi 1 giờ cho đến khi tình trạng 510 mất nước cải thiện.

Cần lưu ý 100ml/kg chỉ là lượng dịch bù cho dịch đã mất ở trẻ mất nước nặng >10% trọng lượng cơ thể, do đó V dịch bù đôi khi cần nhiều hơn để bù cho lượng dịch tiếp tục mất nếu trẻ ói nhiều, tốc độ thải phân cao.

Khi truyền đủ lượng dịch truyền đánh giá lại tình trạng mất nước: 

  •  Nếu vẫn còn dấu hiệu mất nước nặng: truyền lần 2 với số lượng trong thời gian như trên.
  •  Nếu cải thiện nhưng còn dấu có mất nước: ngưng truyền và cho uống ORS theo phác đồ B nếu hết thất bại đường uống và không còn biến chứng nào khác. Nếu trẻ bú mẹ khuyến khích cho bú thường xuyên. Tiếp tục bù dịch qua đường TM nếu còn thất bại đường uống và/hoặc còn biến chứng nặng khác.
  •  Nếu không còn dấu mất nước: điều trị theo phác đồ A, cho bú mẹ thường xuyên. Theo dõi trẻ ít nhất 6 giờ trước khi cho xuất viện.
  •  Khi trẻ có thể uống được, thường sau 3-4 giờ đối với trẻ nhỏ, 1-2 giờ đối với trẻ lớn, cho uống ORS giảm áp lực thẩm thấu 5 ml/kg/giờ.

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn; bài viết mang tính chất tham khảo, khi nghi ngờ có các triệu chứng cần đến cơ sở y tế để được tham khám và tư vấn