Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu nhiễm virus rubella, hậu quả để lại vô cùng nặng nề. Virus tấn công hệ thần kinh có thể gây vôi hóa não, ảnh hưởng sự hình thành và phát triển não bộ, hội chứng não bé; mù, điếc bẩm sinh; khuyết tật tim; xương thủy tinh... cho thai nhi.
Nếu "quên" tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai, mẹ bầu bị nhiễm bệnh trong 5 tháng đầu thai kỳ thì em bé sinh ra có nguy cơ dị tật bẩm sinh như liệt tay chân, dị dạng…
Tiêm vắc xin trước và trong quá trình mang thai là cách ĐƠN GIẢN NHẤT để bảo vệ mẹ và bé yêu tránh khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ gây dị tật thai nhi.
Để bảo vệ con yêu, mẹ nên tiêm phòng trước khi có thai, đặc biệt là các vắc xin sống giảm độc lực như đậu mùa, sởi, quai bị, rubella và thủy đậu vốn chống chỉ định trong thời kỳ mang thai.
Nếu mẹ đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai thì đây là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu tiêm những mũi vắc xin phòng bệnh quan trọng.
Mẹ bầu cần phải tiêm những mũi vắc xin nào?
Phác đồ tiêm như thế nào là phù hợp?
Có những mũi vắc xin không kịp tiêm trước khi mang thai, vậy trong quá trình mang thai có thể tiêm được nữa không?
Tất cả những băn khoăn, thắc mắc của các mẹ sẽ được giải đáp cụ thể ngay trong bài viết dưới đây.
Trong thai kỳ, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường, theo đó nguy cơ nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên, đe dọa sức khỏe của mẹ bầu và an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp bảo vệ mẹ và bé yêu tránh khỏi những hiểm họa rình rập trước tình hình dịch bệnh ngày một tăng cao.
1. Sởi – Quai bị – Rubella:
Sởi – Quai bị – Rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu thai phụ mắc phải trong thời gian mang thai:
- Sởi: Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể có nguy cơ bị bội nhiễm do hệ miễn dịch suy giảm, gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm đường tiết niệu…, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi, khiến thai bị suy, đe dọa nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.
- Quai bị: Mặc dù không gây vô sinh như ở nam giới nhưng quai bị lại ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai lưu, bệnh đặc biệt nguy hiểm khi mẹ bầu mắc phải trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3.
- Rubella: Mẹ bầu nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ gây dị tật thai nhi và sảy thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt, hệ thần kinh, xương, tim…).
Sởi – Quai bị – Rubella tuy là bệnh nguy hiểm nhưng đã có thể ngừa được bằng vắc xin. Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp phòng cùng lúc 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella là MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ).
* Lịch tiêm ngừa Sởi – Quai bị – Rubella được khuyến cáo: Tiêm 1 mũi trước khi có thai ít nhất là 1- 3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai.
2. Thủy đậu
Phụ nữ mang thai nhiễm thủy đậu trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai rất lớn. Thủy đậu có thể lây nhiễm từ mẹ sang con và gây bệnh thủy đậu bẩm sinh. Tỷ lệ lây thủy đậu từ mẹ sang con trong 3 tháng đầu thai kỳ là 0.4%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm thủy đậu từ mẹ sau khi chào đời từ 24 – 48%, trong số đó có nguy cơ tử vong.
Nếu trước đây chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu hoặc chưa từng bị thủy đậu, mẹ bầu nên tiêm vắc xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Hiện nay, VNVC đang có 2 loại vắc xin ngừa thủy đậu: Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc).
* Lịch tiêm phòng được khuyến cáo: Tiêm 2 mũi trước khi có thai ít nhất là 1-3 tháng, không được tiêm khi biết mình đã mang thai.
3. Cúm
Bà bầu là đối tượng rất dễ bị tổn thương khi mắc cúm do hệ miễn dịch bị suy giảm. Cúm khi tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Trong trường hợp nặng nhất, cúm có thể gây dị tật bẩm sinh thai nhi, bé nhẹ cân hoặc sinh non. Vắc xin ngừa cúm hiện nay có 3 loại: Influvac 0.5ml (Hà Lan), CG Flu 0.5ml (Hàn Quốc) và Vaxigrip 0,5ml (Pháp).
* Lịch tiêm phòng được khuyến cáo: Tiêm 1 mũi vắc xin cúm mỗi năm một lần, có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào nhưng tốt nhất bà bầu nên tránh tiêm trong 3 tháng đầu thai kỳ.
4. Viêm gan B
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, gây xơ gan, ung thư gan cho người mắc phải. Trường hợp mẹ bị nhiễm virus viêm gan B sẽ có khả năng cao lây lan cho bé. Vì vậy, trước khi mang thai, phụ nữ nên chủ động xét nghiệm và tiêm vắc xin ngừa viêm gan B (nếu chưa có kháng thể) để bảo vệ cho cả mẹ và con. Có 2 loại vắc xin ngừa viêm gan B cho người lớn bao gồm: Engerix B 1ml (Bỉ) và Euvax B 1ml (Hàn Quốc).
Lịch tiêm phòng được khuyến cáo:
- Lần tiêm đầu tiên
- Mũi 2 cách mũi 1: 1 tháng
- Mũi 3 cách mũi 1: 6 tháng
* Lịch tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu:
- Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, thường tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ;
- Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng;
- Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau;
- Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau;
- Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau;
Nên tiêm nhắc lại mũi thứ 6 khi thời điểm tiêm mũi thứ 5 đã trên 10 năm.
Xem thêm tại: https://vnvc.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-lich-tiem-phong-cho-ba-bau-2019/