Khái niệm về Phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là một loại vi khuẩn Gram dương thuộc chi Streptococcus. Chúng thường khu trú trong các khoang mũi họng của người mà không gây ra bệnh. Khi cơ thể xảy ra các vấn đề bất thường về sức khỏe như suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện... sẽ tạo điều kiện cho phế cầu phát triển gây nên bệnh. Bệnh do phế cầu gây ra sẽ lây lan thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc, va chạm với người bị bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân.

Một số bệnh do Phế cầu gây ra: Viêm phổi; Viêm màng não ở trẻ em và người già; Nhiễm trùng huyết ở người nhiễm HIV; Viêm tai giữa. Ngoài ra phế cầu khuẩn còn gây ra các bệnh lý viêm khác như viêm xoang cấp tính, viêm kết mạc, viêm tủy xương, viêm màng ngoài tim, viêm mô tế bào hay nặng thì bị áp xe não...

Bệnh phế cầu lây lan thông qua đường hô hấp khi tiếp xúc, va chạm với người bị nhiễm bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn, hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi.

Bệnh lý phế cầu thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người lớn tuổi, đặc biệt là người già trên 85 tuổi. Nguy cơ nhiễm vi khuẩn phế cầu và mắc bệnh lý nặng cũng cao hơn ở trẻ dưới 5 tuổi có các bệnh lý khác đi kèm, những người có hệ miễn dịch suy yếu, những người có các bệnh lý mạn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, các bệnh lý về gan, phổi, thận và tim và những người hút thuốc lá.

Các triệu chứng của bệnh do phế cầu gây ra:

Các triệu chứng của bệnh nhiễm phế cầu có thể mơ hồ và có thể thay đổi nặng nhẹ phụ thuộc vào cơ quan nào trong cơ thể bị nhiễm. Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Viêm tai giữa (nhiễm trùng ở tai giữa) – đau tai, màng nhĩ sưng nề và đỏ, giảm thính lực, khó ngủ, sốt và bứt rứt;

- Viêm xoang (nhiễm trùng ở xoang) – đau mặt, nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng/xanh, đau đầu;

- Viêm phổi (nhiễm khuẩn ở phổi) – sốt, ho, đau ngực và khó thở.

- Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) – sốt, rét run, bứt rứt, đau đầu, đau cơ, lơ mơ ngủ gà và ban ngoài da;

- Viêm màng não (nhiễm khuẩn màng bao bọc xung quanh nhu mô não): sốt cao và đau đầu có thể xuất hiện trong vòng một vài giờ hoặc từ 1 đến 2 ngày. Các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện bao gồm nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, ăn mất ngon, rối loạn ý thức, bứt rứt, và lơ mơ ngủ gà. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại di chứng thần kinh cho trẻ.

Vaccine Phế Cầu có những loại nào và giá cả ra sao?

Hiện ở Việt Nam đang dùng chủ đạo 2 loại vaccine phế cầu là: 

Vắc-xin phế cầu Synflorix: Được sản xuất bởi hãng GlaxoSmithKline (GSK); Giá khoảng 1.045.000đ đến 1.254.000đ

Trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi Liệu trình tiêm 3 liều cơ bản (Liệu trình 3 + 1):

  • Mũi 1: có thể từ tròn 6 tuần tuổi (từ 42 ngày tuổi trở lên)
  • Mũi 2: sau mũi đầu tiên 1 tháng (tối thiểu 28 ngày)
  • Mũi 3: sau mũi số 2: 1 tháng (tối thiểu 28 ngày)
  • Mũi 4: Cách mũi thứ 3 tối thiểu 6 tháng (thường tiêm sau 1 tuổi, kháng thể sẽ đạt tối ưu hơn).

Một số quốc gia có thể áp dụng lịch tiêm chủng như sau:

  • Mũi 1: Khi 2 tháng tuổi;
  • Mũi 2: Khi 4 tháng tuổi;
  • Mũi 3: Khi 6 tháng tuổi;
  • Mũi nhắc lại: Cách 6 tháng kể từ mũi 3.

Liều đầu tiên của liệu trình tiêm 3 + 1 có thể bắt đầu từ lúc trẻ được 6 tuần tuổi. Khoảng cách giữa 3 mũi đầu tiên tối thiểu là 1 tháng, liều nhắc lại ít nhất 6 tháng kể từ mũi thứ 3. Trẻ sinh non (từ 27 tuần thai) vẫn có thể áp dụng theo liệu trình này.

Trẻ từ 7 – 11 tháng (chưa từng chủng ngừa vắc-xin phòng phế cầu trước đó)

  • Mũi 1: Ngày trẻ tiêm, khi trẻ được 7 tháng tuổi trở lên;
  • Mũi 2: Cách mũi đầu tiên 1 tháng (tối thiểu 28 ngày)
  • Mũi nhắc lại: Tiêm vào năm tuổi thứ 2, cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.

Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi (chưa từng chủng ngừa vắc-xin phòng phế cầu trước đó)

  • Mũi 1: Trong độ tuổi chỉ định;
  • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 2 tháng.

Vắc-xin phế cầu Prevenar 13: Được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Pfizer; Giá khoảng 1.290.000đ đến 1.550.000đ

Lịch tiêm phòng:

Trẻ em từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi: Lịch tiêm 3 liều cơ bản

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: tiêm khi trẻ 11 – 15 tháng tuổi và cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng.
  • Lưu ý: Mũi tiêm đầu tiên của phác đồ tiêm chủng có thể bắt đầu từ 6 tuần tuổi.

Trẻ em từ 7 -11 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó): Lịch tiêm 2 liều cơ bản

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
  • Lưu ý: Mũi tiêm nhắc lại cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ em từ 12 – 23 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó):

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ em từ 24 tháng tuổi – người lớn:

  • Tiêm 1 mũi duy nhất.

Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine phế cầu

Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, sưng đau, chai cứng, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm. Hiện tượng này thường kéo dài không quá 2 ngày.

Các phản ứng toàn thân khác: Sốt nhẹ, khó chịu, chán ăn, thay đổi giấc ngủ ở trẻ em. Nhức đầu, đau cơ, đau khớp, rùng mình, mệt mỏi, phát ban trên da, tiêu chảy, nôn mửa ở người lớn.

Sốt khoảng 38 độ C trong 1 đến 2 ngày sau tiêm là một trong những phản ứng phụ thường gặp nhất sau khi tiêm vắc xin ngừa phế cầu nói riêng và các loại vắc xin nói chung.

Các chuyên gia đã nhấn mạnh việc trẻ bị sốt nhẹ là phản ứng rất bình thường. Đây là biểu hiện cho biết hệ miễn dịch của cơ thể đang có đáp ứng với vắc-xin. Chính vì lý do này, cha mẹ đừng quá lo lắng việc tiêm phế cầu có bị sốt không.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhưng hiếm xảy ra thường bao gồm: Sưng đỏ, nổi cục nhỏ trong vài tuần có đường kính hơn 7cm tại chỗ tiêm ở trẻ; Sốt cao, co giật do sốt, trẻ nhỏ quấy khóc bất thường hoặc dai dẳng; Sưng hạch bạch huyết, phản ứng dị ứng ở người lớn; Các giai đoạn tương tự như mất ý thức (xanh xao, yếu ớt, thiếu phản ứng), phản ứng dị ứng ở trẻ em.

Các triệu chứng trên nếu bị kéo dài hoặc có những biểu hiện lạ bất thường chung ta nên đưa bé đơn cơ sở tiêm chủng hoặc cơ sở y tế gần nhất để dược bác sĩ chuyên môn tư vấn kịp thời

Để giảm các triệu chứng của tác dụng phụ chúng ta nên mặc cho bé quần áo thoáng mát, có độ thấm hút; Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, uống nước nhiều hoặc cho trẻ bú mẹ nhiều hơn; Có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) với liều phù hợp cân nặng; Có thể chườm lạnh nơi tiêm để giảm đau. Tránh chạm, xoa dầu, chườm nóng hay đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm; 

Đây là bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn hoặc do kinh nghiệm bản thân vloghealth đưa ra. Để đảm bảo tốt nhất cho trẻ trước khi tiêm vaccine phế cầu chúng ta nên đến các cơ sở tiêm chủng mở rộng hoặc các cơ sở tiêm chủng dịch vụ gần nhất để được tư vấn và tham khảo giá cho phù hợp, cũng như tư vấn sâu hơn về chuyên môn trước khi quyết định tiêm