Khái niệm hội chứng tăng động?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng. 3 dạng ADHD chủ yếu là giảm chú ý, tăng động/bốc đồng, và kết hợp cả hai dạng trên. Chẩn đoán dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng. Điều trị thường bao gồm điều trị bằng thuốc hướng thần, liệu pháp hành vi, và các can thiệp giáo dục.

Tăng động ở trẻ là tình trạng rối loạn phát triển hệ thần kinh từ đó dẫn tới mức độ hiếu động bất thường và cách hành vi bốc đồng (hành động mà không nghĩ tới kết quả sẽ ra sao). Khi trẻ mắc hội chứng tăng động thường xuất hiện cùng dấu hiệu giảm chú ý.

Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ tăng động?

Các nhà khoa học đang nghiên cứu các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ trong nỗ lực tìm ra cách tốt hơn để quản lý và giảm nguy cơ mắc tăng động. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của tăng động vẫn chưa được biết rõ, nhưng nghiên cứu hiện tại cho thấy di truyền đóng một vai trò quan trọng khiến trẻ mắc hội chứng tăng động. Ngoài ra, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể có khác bao gồm:
  • Chấn thương não
  • Tiếp xúc với các rủi ro môi trường (ví dụ, chì) khi mang thai hoặc khi còn trẻ
  • Sử dụng rượu và thuốc lá khi mang thai
  • Sinh non
  • Cân nặng khi sinh thấp

Bên cạnh đó cũng nên lưu ý tới cách nuôi dạy trẻ, cho trẻ xem quá nhiều thiết bị điện tử, môi trường sống, sự quan tâm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ chưa phù hợp,... cũng góp phần làm tăng khả năng mắc hội chứng tự kỷ ở trẻ.

Triệu chứng ở trẻ tăng động?

Sự khởi phát thường xảy ra trước khi trẻ 4 tuổi và không thay đổi trước 12 tuổi. Tuổi cao nhất để chẩn đoán là từ 8 - 10 tuổi; tuy nhiên, những trẻ ở dạng giảm chú ý có thể không chẩn đoán được cho đến sau tuổi vị thành niên.
  • Giảm chú ý: Có xu hướng xuất hiện khi trẻ tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý, thời gian phản ứng nhanh, quan sát và nhận biết, lắng nghe một cách có hệ thống và liên tục.
  • Hành động quá mức (cười liên tục, chạy nhảy không kiểm soát, không đúng lúc, ngồi ghế nhưng chân tay không yên,...)
  • Nói quá nhiều
  • Không thể chơi hay làm một hoạt động một cách yên tĩnh
  • Khó khăn trong việc chờ đợi điều gì đó
  • Quậy quá, thậm chí đánh người khác...

Cách phục hồi chứng tăng động cho trẻ

Trẻ tăng động không đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phải sống cả đời với hội chứng tăng động này. Bằng sự hiểu biết về tăng động, tôi tin trong tương lai con bạn sẽ hồi phục khi bạn trang bị cho mình phương pháp giúp con hồi phục phù hợp và hiệu quả nhất.

Thông thường trẻ được điều trị bằng: 

- Liệu pháp hành vi:

Tư vấn, bao gồm điều trị hành vi nhận thức (ví dụ như đặt mục tiêu, tự giám sát, mô hình hóa, đóng vai) thường hiệu quả và giúp trẻ hiểu ADHD. Tự sắp xếp và hình thành thói quen rất cần thiết.

Hành vi trong lớp học thường được cải thiện bằng cách kiểm soát tiếng ồn và kích thích thị giác, giao viên cần giao các bài tập có độ dài thích hợp, thay đổi và gần gũi hơn với trẻ.

Khi ở nhà vẫn còn khó khăn, cha mẹ nên tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn và được đào tạo về các kỹ năng quản lý hành vi. Để việc quản lý hành vi được tăng cường và có hiệu quả cần khuyến khích và thưởng cho trẻ. Trẻ em bị ADHD ở dạng tăng động là chủ yếu thường cần sự giúp đỡ từ gia đình.

Chế độ ăn kiêng, sử dụng thuốc giàu vitamin, các chất chống oxy hoá hoặc các hợp chất khác, và can thiệp dinh dưỡng và sinh hóa đã có những hiệu quả nhất định. Trong một số trường hợp, phản ứng sinh học là có lợi nhưng nó không được khuyến cáo dùng hàng ngày vì chưa có bằng chứng rõ ràng.

- Điều trị bằng thuốc, thông thường với các thuốc hướng tâm như methylphenidate hoặc dextroamphetamine (có tác dụng ngắn và dài)

- Đối với điều trị bằng thuốc quý gia đình đến các bệnh viện có chuyên khoa để được tư vấn thăm khám và bác sĩ sẽ kê đơn thước tùy theo thể trạng và tình hình của mỗi bệnh nhân.