In bài này
Chuyên mục: Lịch tiêm chủng

Mỗi năm, thế giới có đến 3 triệu người được cứu sống nhờ chủng ngừa. Theo đó, cứ 60 giây sẽ có thêm 5 sinh mạng trên toàn cầu được cứu sống nhờ vắc xin. Rất nhiều bệnh từng trở thành đại dịch kinh hoàng trên thế giới hiện nay đã được xóa sổ nhờ tiêm chủng. Tỷ lệ trẻ sơ sinh chào đời và phát triển khỏe mạnh cũng được nâng cao rõ rệt nhờ vắc xin. Vắc xin chính là thành tựu vĩ đại của Y học giúp con người chống lại bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, trẻ nhỏ giai đoạn từ 0-5 tuổi là đối tượng chưa có hệ miễn dịch hoàn chỉnh, việc thực hiện tiêm phòng cho độ tuổi này là rất quan trọng nhằm giúp trẻ có được kháng thể chống lại bệnh tật. Ước lượng trung bình mỗi ngày trẻ sẽ tiếp xúc khỏe 20 – 40 kháng khuyên xâm nhập qua các “cửa ngõ” của cơ thể như: mắt, mũi, miệng… Trong đó, những kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể nhiều nhất là siêu vi và vi khuẩn. Vì vậy, tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là biện pháp an toàn và tiết kiệm nhất giúp trẻ chủ động xây dựng hàng rào phòng ngự hiệu quả trước các bệnh nguy hiểm.

Dưới đây là lịch tiêm phòng đầy đủ nhất dành cho trẻ từ 0-5 tuổi:

(*): Đối với vắc xin cúm Vaxigrip/Infuvac/GC Flu:

Lịch tiêm 2 mũi: cho trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi:

Lịch tiêm 1 mũi: cho trẻ dưới 9 tuổi đã từng tiêm vắc xin cúm, trẻ trên 9 tuổi và người lớn.

(**): Đối với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax:

Tiêm mũi 2: Cách mũi 1 từ 7-14 ngày; tiêm nhắc lại mỗi 3 năm/lần

(***): Đối với vắc xin ngừa bệnh tả mORCVAX:

Liều thứ 2: Uống cách liều thứ nhất tối thiểu 2 tuần (14 ngày); tiêm nhắc lại 2 năm sau liều thứ 2.

(****): Đối với vắc xin thương hàn Typhim VI/Typhoid Vi: Tiêm nhắc lại mỗi 3 năm/lần

Các mũi tiêm vắc xin cần thiết cho bé từ 0-12 tháng tuổi

Từ 0 – 12 tháng tuổi là thời điểm bé cần được tiêm các mũi tiêm phòng cho trẻ, bởi giai đoạn này sức đề kháng của trẻ còn rất non yếu, dễ mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh có tỷ lệ tử vong cao như sởi, cúm, rubella, viêm não mô cầu, viêm màng não, thủy đậu…

Lợi ích của việc tiêm phòng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ là để bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong suốt cuộc đời.

Dưới đây là lịch các mũi tiêm vắc xin cần thiết cho bé sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ theo từng tháng, cha mẹ nhất định phải ghi nhớ hoặc lưu lại để không bỏ lỡ mũi tiêm nào của con:

Giai đoạn trẻ sơ sinh:

Giai đoạn từ 2 tháng tuổi:

Giai đoạn từ 3 tháng tuổi:

Giai đoạn từ 4 tháng tuổi:

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi:

Giai đoạn từ 8 tháng tuổi:

Giai đoạn từ 9 tháng tuổi:

Giai đoạn từ 10 tháng tuổi:

Giai đoạn từ 11 tháng tuổi:

Giai đoạn từ 12 tháng tuổi:

Các mũi tiêm vắc xin cần thiết cho bé từ 12-24 tháng tuổi

Giai đoạn 15 tháng tuổi:

Giai đoạn 18 tháng tuổi:

Giai đoạn 24 tháng tuổi:

Các mũi tiêm vắc xin cần thiết cho bé từ 25 tháng – 5 tuổi

Vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella (mũi 2)

Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 4). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần ít nhất đến 15 tuổi.

Vắc xin Typhim VI/Typhoid Vi phòng bệnh thương hàn mũi 1 và nhắc lại sau mỗi 3 năm.

Vắc xin mORCVAX phòng bệnh tả mũi 1, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 2 tuần; uống nhắc lại 2 năm sau liều thứ 2.

Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm ngừa Bố Mẹ cần biết

Bên cạnh việc tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, Bố Mẹ cũng cần chủ động “đồng hành” cùng con trong hành trình tiêm chủng phòng bệnh bằng việc trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết trước khi tiêm ngừa, giúp trẻ được chăm sóc tốt nhất trước và sau tiêm chủng, nhằm hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn.

Lưu ý trước khi tiêm chủng:

Trước khi tiêm chủng, Bố Mẹ cần vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng, nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái để các nhân viên y tế thao tác dễ dàng trong quá trình tiêm chủng. Không nên cho trẻ ăn quá no cũng không nên để trẻ đói lả, hạn chế trường hợp hạ đường huyết sau tiêm.

Bên cạnh đó, Bố Mẹ nên mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và sổ tiêm chủng của trẻ để các nhân viên y tế theo dõi lịch sử tiêm. Nên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ (trẻ có mắc bệnh cấp tính: sốt, viêm phổi, viêm phế quản…), tiền sử dị ứng với thành phần của vắc xin, dị ứng với thành phần của thuốc, dị ứng với hóa chất, thức ăn…

Lưu ý sau khi tiêm chủng:

Chia sẻ về vấn đề an toàn sau tiêm chủng, ThS.BS Bùi Ngọc An Pha đặc biệt nhấn mạnh, trẻ sau khi tiêm chủng cần phải ở lại điểm tiêm phòng 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm. Trong trường hợp trẻ không gặp bất cứ phản ứng nào, Bố Mẹ có thể đưa con về nhà và theo dõi thêm tình trạng như sốt, biểu hiện ngoài da như ửng đỏ, sưng, tình trạng quấy khóc… Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường thái quá, Bố Mẹ cần liên hệ với cơ sở tiêm phòng để được các bác sĩ hướng dẫn xử trí hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

ThS.BS Bùi Ngọc An Pha cũng cho biết thêm, ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, ngay tại vị trí tiêm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ và hiện tượng này có thể tự biến mất sau 6-8 tiếng, Bố Mẹ cũng có thể chườm mát lên vết tiêm để trẻ giảm đau.

Trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt 37-38 độ C, có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, mặc quần áo thoáng mát… Nếu sốt trên 38 độ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

Những trường hợp trẻ không được tiêm phòng

Mỗi loại vắc xin có chống chỉ định riêng đối với từng nhóm trẻ khác nhau. Để biết được trẻ có được chỉ định tiêm vắc xin hay không cần phải tiến hành khám sàng lọc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trẻ có những biểu hiện dưới đây sẽ có chỉ định ngưng tiêm phòng:

Nên tiêm vắc xin cho trẻ từ 0-5 tuổi ở đâu?

Trung tâm tiêm chủng VNVC là hệ thống tiêm chủng quy mô “5 sao” đầu tiên tại Việt Nam với nhiều cơ sở trên khắp cả nước. Đưa trẻ đến tiêm tại VNVC, Bố Mẹ và Bé yêu sẽ được trải nghiệm những dịch vụ đẳng cấp, sang trọng bậc nhất:

Để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin cho trẻ từ 0-5 tuổi, Bố Mẹ có thể liên hệ hotline 028.7300.6595 để được tư vấn các điểm tiêm chủng trên toàn quốc của VNVC

Nguồn: https://vnvc.vn/lich-tiem-phong-day-du-nhat-nam-2020-cho-tre-so-sinh-den-5-tuoi/