Vaccine COVID-19 Abdala của Cuba được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt có điều kiện. Giới chức Bộ Y tế Cuba khẳng định, vaccine Abdala cho hiệu quả phòng bệnh tới 92% trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.

(Vaccine Abdala được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Vaccine Abdala là một trong hai loại thuốc miễn dịch được Cuba sử dụng từ tháng 5, cho chương trình tiêm chủng quốc gia phòng Covid-19 khẩn cấp để phòng biến chủng Beta (được phát hiện đầu tiên tại Nam Phi) đã lan rộng tại thủ đô Havana tại thời điểm đó.

Trong 1 tháng, đã có 1,7 triệu dân tại đất nước Mỹ La-tinh tiêm đủ 3 mũi vaccine nội địa. Sau đó, giới chức địa phương khẳng định tốc độ lây nhiễm virus SARS-CoV- 2 tại Havana đã chậm lại, tờ New York Times cho biết.

Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, vaccine Abdala được sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA - Cuba và xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) - Cuba.

Vaccine Abdala được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml.

Mỗi liều Abdala chứa 50 mcg vaccine protein tái tổ hợp có vùng liên kết với thụ thể (RBG) của virus SARS-CoV-2, được bào chế ở dạng hỗn dịch, dùng tiêm trên bắp tay, tương tự như vaccine Novavax của Mỹ và Sanofi của Pháp.

Loại vaccine này cần tiêm 3 mũi.

Cuối tuần trước, Cuba đã bắt đầu chủng ngừa vaccine COVID-19 cho trẻ em trên 12 tuổi, sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm lâm sàng đối với hai loại vaccine nội địa là Abdala và Soberana.

Nước này cho biết dự kiến đến hết tháng 9 sẽ tiêm vaccine mũi 1 cho toàn bộ dân số. Cuba hiện có hơn 11 triệu dân và không dùng vaccine nước ngoài cho chiến lược tiêm chủng chống Covid-19.

Vaccine Abdala của Cu Ba được phê duyệt theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.

Vaccine Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50 mcg vaccine protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể (RBG) của virus SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp.

Vắc xin được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml.

Theo văn bản, Vắc xin sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA - Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) - Cuba.

Tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) là nơi đề nghị phê duyệt vaccine này.

Bộ Y tế cũng quy định các điều kiện đi kèm việc phê duyệt Vắc xin covid19 Abdala cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Cục Quản lý Dược có trách nhiệm cấp phép nhập khẩu Vắc xin Abdala theo quy định khi nhận được hồ sơ của cơ sở nhập khẩu, thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu, quản lý chất lượng vaccine nhập khẩu.

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện đánh giá tính an toàn, hiệu quả của Vác xin trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế của Bộ Y tế (Hội đồng tư vấn) trong quá trình sử dụng.

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị có đủ điều kiện quy định tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vacxin covid19 Abdala trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn trong quá trình sử dụng.

Cục Y tế Dự phòng thực hiện các trách nhiệm liên quan đến tiêm chủng Vắc xin covid19 Abdala được quy định.

Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và sinh phẩm y tế có trách nhiệm tiến hành kiểm định và cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng lô Vaccine Abdala trước khi đưa ra sử dụng./.

Nguồn: VietNam+

XEM THÊM DANH MỤC CÁC VẮC XIN ĐÃ ĐƯỢC BỘ Y TẾ CẤP PHÉP TẠI VIỆT NAM

1. Vaccine COVID-19 Vaccine AstraZeneca

Vaccine COVID-19 do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

2. Vaccine Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V)

Vaccine Gam-COVID-Vac do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.

3. Vaccine Vero Cell của Sinopharm

Vaccine Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd.,- Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.

4. Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech

Vaccine của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.

5. Vaccine Spikevax (Tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna)

Vaccine Spikevax do Moderna sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.

6. COVID-19 Vaccine Janssen (Vaccine Johnson & Johnson)

Vaccine Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng.

7. Vaccine Hayat - Vax Của Trung Quốc

Đây là vaccine mới nhất được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Vaccine Hayat - Vax do công ty Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd. - Trung Quốc sản xuất.

8. Vaccine Covid19 Abdala của CuBa

Vaccine COVID-19 Abdala của Cuba được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt có điều kiện. Theo đó ngày 17 tháng 9 năm 2021 Bộ Y tế đã có quyết định số 4471/QĐ-BYT về việc phê duyệt có điều kiện Vắc xin Abdala cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

* Về lịch tiêm, hầu hết các Vaccine phòng COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều (khoảng cách giữa hai liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất)

Các loại vaccine này đều tiêm bắp, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.

Phần lớn các vaccine phòng COVID-19 được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C. Bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế đối với từng loại vaccine.

Trong khoảng từ 6-24 tháng, Vaccine phải được sử dụng tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Bộ Y tế đối với từng loại. 

Một số các tác dụng phụ hay xảy ra khi tiêm vaccine covid19

- Trên cánh tay nơi được tiêm: đau, mẩn đỏ, sưng tấy

- Trên các phần còn lại của cơ thể: Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn

Các tác dụng phụ này xảy ra trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi tiêm vắc-xin. Có những người bị sớm hơn hoặc muộn hơn. Đó là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể của chúng ta đang tạo hàng rào bảo vệ và sẽ biến mất trong vòng vài ngày.

Hãy tham khảo ý kiến cũng như trao đổi với đội ngũ y tế tiêm vaccine cho chúng ta để có lời khuyên cụ thể để giảm bớt các tác dụng phụ ngoài ra chúng ta có thể dùng các biện pháp dưới đây để giảm một số triệu chứng của tác dụng phụ

Để giảm đau và cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm: 

+ Áp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực đó.

+ Sử dụng hoặc tập thể dục cho cánh tay.

Để giảm cảm giác khó chịu do sốt:

+ Uống thật nhiều nước.

+ Mặc trang phục nhẹ nhàng.

Đối với những người tiêm mũi 2: Tác dụng phụ sau  mũi tiêm thứ hai có thể nhiều hơn tác dụng phụ mà quý vị đã gặp phải sau mũi thứ nhất, nhưng cũng có người triệu chứng lại giảm hơn so với mũi 1. Những tác dụng phụ này là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang tạo hàng rào bảo vệ và sẽ biến mất trong vòng vài ngày.

Tuy nhiên nếu có những dấu hiệu bất thường hay tình trạng mẩn đỏ hoặc bị đau ở vị trí tiêm tồi tệ hơn sau 24 giờ hoặc các tác dụng phụ khiến quý vị lo ngại và có vẻ không mất đi sau vài ngày thì hãy liên hệ với đội ngũ Bác sĩ, y tá nơi quý vị tiêm vaccin. Thông thường tại các điểm tiêm sẽ công bố các số hotline trực tiếp nhận sau tiêm để quý vị phản ánh thông tin.