Virus Adeno lây nhiễm ở trẻ em có nguy hiểm không? lây nhiễm như thế nào? Khi nào thì trẻ mắc Adenovirus mới cần nhập viện điều trị? Có nên dùng kháng sinh để điều trị Adenovirus không? Khi trẻ bị mắc Adenovirus, thì cha mẹ cần làm những gì ở nhà? ... là những câu hỏi mà rât nhiều người quan tâm đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ.

Khái Niệm về Virus Adeno

Adeno virus là bệnh truyền nhiễm đã lưu hành từ những năm 50 và là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Các chuyên gia cho rằng việc xét nghiệm phải có chỉ định của bác sĩ, không xét nghiệm tràn lan.

Virus Adeno gồm 2 nhóm chính: gây bệnh ở chim và gây bệnh ở động vật có vú, bao gồm con người 

Adenovirus được phát hiện lần đầu vào năm 1953 từ mạch hạch hạnh nhân trong cơ thể con người. Virus này thuộc họ Adenoviridae, được chia thành 2 nhóm chính: nhóm gây bệnh ở chim (Avi Adenovirus) và nhóm gây bệnh ở động vật có vú (Mastadenovirus). Trong nhóm gây bệnh ở động vật có vú (gồm cả người), các chuyên gia đã phân lập được 47 loại virus Adeno.

Adenovirus gây bệnh ở người được chia thành 6 nhóm ký hiệu A - F dựa trên đặc điểm sinh lý, sinh hóa và sinh học phân tử. Virus này có thể tồn tại, gây bệnh trong thời gian dài ở ngoại cảnh, ở nhiệt độ phòng có thể tồn tại khoảng 30 ngày, 40°C có thể sống trong nhiều tháng, -200°C tồn tại được nhiều năm. Tuy nhiên, virus có thể bị tiêu diệt bởi tia cực tím và môi trường nước sôi 100°C. Virus bị mất độc lực nhanh và chết ở 56°C trong 3 - 5 phút.

Adeno có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Trong đó, các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do có sức đề kháng kém.

Adeno virus lây lan bằng cách nào?

Adeno virus có thể lây thông qua tiếp xúc với giọt bắn từ mũi hay miệng của trẻ bị nhiễm bệnh (ví dụ: trong quá trình ho, hắt hơi…); hay qua tiếp xúc tay với đồ vật hay bề mặt chứa virus sau đó lại chạm vào miệng, mũi, mắt mà chưa rửa tay.

Một số tuýp adenovirus có thể lây qua phân người bệnh (ví dụ: trong quá trình thay bỉm).

Ngoài ra, adenovirus có thể lây truyền qua môi trường nước, như là bể bơi, nhưng ít phổ biến.

Những biểu hiện khi nhiễm virus adeno rất giống các loại bệnh thông thường về đường hô hấp, chính vì thế dễ khiến việc phát hiện bệnh chậm trễ, virus có thêm cơ hội lây lan ra cộng đồng

Để giảm thiểu lây nhiễm virus Adeno, người dân cần lưu ý:

- Luôn sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt.

- Vào mùa mưa, lũ lụt, nên tiến hành khử trùng nước giếng bằng cloramin B.

- Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi ở, tránh sử dụng chung khăn mặt với người khác. Bạn nên thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà phòng.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.

- Kiểm tra thường xuyên tiêu chuẩn vệ sinh nước, vệ sinh môi trường, nhất là ở những bể bơi công cộng.

Biểu hiện khi bị nhiễm Virus Adeno

Adenovirus có nhiều tuýp, mỗi tuýp lại có thể gây bệnh ở vài cơ quan nên biểu hiện của Adenovirus cũng rất đa dạng:

- Sốt: Có thể sốt cao, kéo dài 5 - 10 ngày

- Biểu hiện hô hấp: Ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng

- Biểu hiện tại mắt: Mắt đỏ, chảy nước mắt, tiết nhiều nghèn, mắt ngứa, cộm, mi mắt sưng nề

- Biểu hiện tiêu hóa: Tiêu chảy, đau quặn bụng

Khi nào thì trẻ mắc Adenovirus mới cần nhập viện điều trị?

Thông thường nhiễm Adenovirus ở thể nhẹ, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên một số trường hợp trở nặng, phải nhập viện điều trị. Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

- Khó thở: thở nhanh hơn so với bình thường (khi không sốt)

- Trẻ có dấu hiệụ nguy hiểm toàn thân: Nôn nhiều, không uống được, co giật, li bì, sốt hoặc hạ nhiệt độ ở trẻ sơ sinh.

- Bệnh lý nền: Suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, bệnh lý tim mạch, hô hấp mạn tính

Làm như thế nào để phòng bệnh do Adenovirus gây ra?

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có vaccine phòng Adenovirus, nên việc phòng bệnh cũng tương tự như phòng bệnh lây qua đường hô hấp khác.

- Tăng cường hệ miễn dịch: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng đặc biệt trẻ nhỏ.

- Giữ ấm, giữ ẩm đường hô hấp, vệ sinh mũi họng hành ngày.

- Tránh tiếp xúc nguồn bệnh, không nên đến nơi đông người trong thời gian dịch bệnh, đeo khẩu trang đúng cách.

- Vệ sinh tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn

Đa số trẻ nhiễm virus Adeno sẽ tự khỏi bệnh

Số ca mắc virus Adeno ngày càng tăng cao khiến phụ huynh không khỏi lo lắng cho sức khỏe của con em lúc giao mùa. Tuy nhiên, theo chia sẻ của BS. Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.Hồ Chí Minh), phụ huynh không cần quá lo lắng về virus Adeno và nguy cơ trẻ nhiễm phải virus Adeno.

Được biết, virus Adeno là loại virus hợp bào gây bệnh về hô hấp ở người đặc biệt rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Virus Adeno lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn, thời gian ủ bệnh khoảng 8 - 12 ngày. Khi nhiễm bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như sốt cao, ho, khó thở, thở khò khè, rối loạn tiêu hóa...

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng: "Không nên so sánh tỷ lệ bệnh nhân nhiễm virus Adeno với 2 năm trước do 2 năm trước bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên số trẻ bị mắc bệnh hô hấp tương đối ít. Nếu muốn biết bệnh hô hấp tăng đột biến hay không thì nên so sánh với năm có số ca bệnh đông nhất của bệnh hô hấp theo mùa.

Cũng theo bác sĩ Khanh, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị virus Adeno, đa số bệnh nhân nhiễm bệnh đều có thể tự khỏi bệnh. Cách điều trị bệnh cũng giống như điều trị bệnh viêm hô hấp do virus gây ra. Chỉ nhập viện khi thực sự cần thiết để tránh xảy ra tình trạng bội nhiễm.

"Những trẻ mắc các bệnh nền như tim bẩm sinh, bệnh não, bệnh phổi mạn tính, hệ miễn dịch yếu, nhiễm vi trùng đặc biệt là vi trùng kháng thuốc rất dễ trở nặng khi nhiễm bệnh. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới nhóm trẻ này vì trẻ rất dễ mắc bệnh, khi nhiễm virus thì rất dễ trở nặng" - bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Cho tới nay, vẫn chưa có vaccine phòng virus Adeno vì virus này có rất nhiều chủng. Vậy nên, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là:

Rửa tay, khử khuẩn thường xuyên;

Cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ chất và ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ;

Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine cần thiết;

Người lớn khi bị cảm nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với trẻ nhỏ để tránh trẻ bị nhiễm bệnh. 

Nguồn: tổng hợp