VACCINE PFIZER của nước nào? Vaccine Pfizer là sản phẩm hợp tác nghiên cứu giữa Mỹ và Đức, được CDC Mỹ thông báo đạt hiệu quả đến 94,1% trong việc phòng ngừa lây nhiễm COVID19 đã được phòng thí nghiệm xác nhận ở những người đã tiêm hai liều. Hiện tại ở Trên thế giới đã được WHO và Bộ y tế Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vắc xin Pfizer trong phòng chống đại dịch covid19.

Nguồn ảnh: REUTERS

Vaccine Pfizer nghiên cứu và sản xuất từ nước nào?

Vắc xin phòng Covid-19 Pfizer BNT162b2 là sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển. Tập đoàn dược phẩm Pfizer là một trong những cái tên tiêu biểu của trong thị trường dược phẩm thế giới, vốn được xem là biểu tượng của ngành dược Hoa Kỳ.

Khởi đầu từ một công ty dược phẩm và hóa chất nhỏ, Pfizer đã vươn lên thành công ty dược phẩm toàn cầu tập trung vào lĩnh vực phát triển các loại thuốc, vắc xin trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: ung thư học, miễn dịch học, thần kinh học và tim mạch,… Pfizer có hơn 88.000 nhân sự và cung cấp các giải pháp sức khỏe cho hơn 150 quốc gia.

Vắc xin Pfizer là một loại vắc-xin để phòng bệnh COVID-19; được phát triển và sản xuất bởi BioNTech, Fosun Pharma, Pfizer; 

Vắc xin có Tên nghiên cứu: BNT162b2; 

Loại vắc-xin: ARN; 

Đường đưa vào cơ thể: Tiêm bắp.

Đây là sản phẩm hợp tác nghiên cứu giữa Mỹ và Đức

COMIRNATY được FDA chấp thuận (Vắc Xin COVID-19, mRNA) và Vắc xin PfizerBioNTech COVID-19 được FDA-ủy quyền theo Sự cho phép Sử Dụng Khẩn Cấp (EUA) có cùng một công thức và có thể được sử dụng thay thế cho nhau để cung cấp loạt vắc xin COVID-19

Vaccine Pfizer đã được cấp phép chưa?

Ngày 21 tháng 8 năm 2021, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã ký Quyết định 4035 về việc bổ sung Điều 1 Quyết định 2908 (ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2021) của Bộ trưởng Y tế. Theo đó, nội dung 3 khoản (1, 4 và 5) trong Điều 1 của Quyết định 2908 được điều chỉnh.

Tham khảo tải Quyết định tại đây: Quyết định 4035 về việc bổ sung Điều 1 Quyết định 2908 ngày 21/8/2021: Về việc bổ sung nội dung Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12/6/2021. Tải Tại đấy: DOWNLOAD

- Về tên vaccine, bên cạnh Comirnaty, Bộ Y tế bổ sung tên khác là Pfizer BioNTech Covid-19 vaccine.

- Về đóng gói, bên cạnh loại 195 lọ/khay, 6 liều/lọ, Bộ Y tế bổ sung loại 25 lọ/khay, 6 liều/lọ.

- Quyết định mới, Bộ Y tế bổ sung cơ sở sản xuất là Pharmacia & Upjohn Company LLC - Mỹ và Hospira Incorporated - Mỹ.

Trước đó, Quyết định 2908/QĐ-BYT của Bộ trưởng Y tế đã phê duyệt có điều kiện loại Vaccine Comirnaty do Pfizer (Bỉ) và BiOnTech (Đức) sản xuất, đóng gói 195 lọ/khay, 6 liều/lọ cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19

Theo Bộ Y tế, từ nay đến cuối năm 2021, số lượng Vaccine COVID-19 sẽ về nhiều và dồn dập, do vậy công tác chuẩn bị tiêm chủng phải luôn sẵn sàng, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo nguyên tắc nhanh nhất, sớm nhất, an toàn nhất. 

Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 22 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó có hơn 14 triệu liều vaccine AstraZeneca, hơn 5 triệu liều Moderna, hơn 1,2 triệu liều Pfizer, 12.000 liều Sputnik-V và 2,5 triệu liều Sinopharm.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong quý III, số lượng vaccine về có thể chưa nhiều nhưng tới quý IV thì dồn dập. Riêng vaccine Pfizer sẽ về Việt Nam khoảng 47- 50 triệu liều.

Đối tượng nên tiêm vaccine Pfizer và đối tượng không nên tiêm vắc xin Pfizer

Vắc xin Pfizer (BNT162b2) được chỉ định phòng ngừa Covid-19 cho những người từ 16 tuổi trở lên, nhằm giảm thiểu tối đa có thể số ca tử vong và mắc bệnh nghiêm trọng, duy trì hoạt động chức năng của xã hội, giảm gánh nặng bệnh tật và kinh tế mà Covid-19 gây ra cho người dân.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe của bản thân trước khi tiêm vắc xin BNT162b2, bao gồm: Tiền sử dị ứng; Sốt hoặc các bệnh cấp tính đang mắc; Các bệnh về máu/ Rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu; Suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ảnh hưởng hay ảnh hưởng đến miễn dịch; Mang thai hoặc dự định có thai; Đang cho con bú; Đã được tiêm chủng loại vắc xin phòng Covid-19 khác.

Không nên tiêm vắc xin BNT162b2 trong trường hợp bạn:

- Đã có phản ứng nghiêm trọng sau liều vắc xin này trước đó;

Lịch tiêm chủng Vaccine Pfizer

Vắc xin pfizer BNT162b2 được chỉ định tiêm bắp với phác đồ tiêm cụ thể như sau:

Gồm 2 mũi

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên;
  • Mũi 2: cách mũi 1 sau 3 tuần.

Đường tiêm: Vắc-xin sẽ được NHÂN VIÊN Y TẾ tiêm vào bắp tay

Loại kim tiêm sử dụng cho vắc-xin này rất giống với các loại vắc-xin khác mà quý vị có thể đã được tiêm trước đây.

Vắc-xin sẽ được tiêm thành 2 LIỀU, CÁCH NHAU 4 TUẦN và đạt hiệu quả 95% sau 2 liều tiêm

Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine pfizer

Vaccine Pfizer là loại vác tiêm phòng dịch covid19, việc tiêm chủng này vô cùng quan trọng nhằm ngăn ngừa đại dịch covid19 đang hoành hàng trên khắm thế giới. Việc tiêm bất kỳ loại vaccine nào đều có thế gây ra các tác dụng phụ. Một số các tác dụng phụ hay xảy ra khi tiêm vaccine Pfizer

Một số các tác dụng phụ hay xảy ra khi tiêm vaccine Pfizer:

- Trên cánh tay nơi được tiêm: đau, mẩn đỏ, sưng tấy

- Trên các phần còn lại của cơ thể: Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn

Các tác dụng phụ này xảy ra trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi tiêm vắc-xin. Có những người bị sớm hơn hoặc muộn hơn. Đó là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể của chúng ta đang tạo hàng rào bảo vệ và sẽ biến mất trong vòng vài ngày.

Chúng ta nên tiêm Vaccine ngừa COVID-19 ngay khi có thể. Tất cả các loại Vaccine ngừa COVID-19 hiện được khuyến nghị và cấp phép dùng đều an toàn và hiệu quả, Chúng tôi không so sánh loại vaccine này với loại vaccine khác

Vaccine Pfizer - Vắc-xin BioNTech, Pfizer là một loại vắc-xin để phòng bệnh COVID-19; Nhà sản xuất/nhà phát triển: BioNTech, Fosun Pharma, Pfizer; Tên nghiên cứu: BNT162b2; Loại vắc-xin: ARN; Đường đưa vào cơ thể: Tiêm bắp.

Dựa trên dữ liệu do nhà sản xuất cung cấp, vắc-xin của Pfizer-BioNTech, hay BNT162b2, đã được chứng minh đạt hiệu quả 95% trong một thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn đang diễn ra.

Hãy tham khảo ý kiến cũng như trao đổi với đội ngũ y tế tiêm vaccine cho chúng ta để có lời khuyên cụ thể để giảm bớt các tác dụng phụ ngoài ra chúng ta có thể dùng các biện pháp dưới đây để giảm một số triệu chứng của tác dụng phụ

Để giảm đau và cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm: 

+ Áp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực đó.

+ Sử dụng hoặc tập thể dục cho cánh tay.

Để giảm cảm giác khó chịu do sốt:

+ Uống thật nhiều nước.

+ Mặc trang phục nhẹ nhàng.

Tuy nhiên nếu có những dấu hiệu bất thường hay tình trạng mẩn đỏ hoặc bị đau ở vị trí tiêm tồi tệ hơn sau 24 giờ hoặc các tác dụng phụ khiến quý vị lo ngại và có vẻ không mất đi sau vài ngày thì hãy liên hệ với đội ngũ Bác sĩ, y tá nơi quý vị tiêm vaccin. Thông thường tại các điểm tiêm sẽ công bố các số hotline trực tiếp nhận sau tiêm để quý vị phản ánh thông tin.

Vaccine pfizer có tốt không?

Theo kết quả cuộc thử nghiệm lâm sàng rất lớn, Comirnaty ngừa COVID-19 công hiệu ở những người từ 16 tuổi trở lên. So với người không chủng ngừa, người đã tiêm hai liều Comirnaty ít khi bị nhiễm COVID-19 khoảng 95%. Vắc-xin này công hiệu như nhau ở người trên 65 tuổi và người bị một số vấn đề sức khỏe y tế ổn định đã bị từ trước.

Khả năng ngừa COVID-19 bắt đầu từ khoảng 2–3 tuần sau liều đầu tiên. Dù một liều có thể ngừa một số bệnh, nhưng nhiều khi chỉ công hiệu trong thời gian ngắn. Hai liều sẽ ngừa bệnh tối ưu. Không có vắc-xin nào công hiệu 100%, vì vậy, nhiều khi quý vị vẫn có thể bị bệnh do COVID-19 gây ra sau khi chủng ngừa. Chúng tôi không biết Comirnaty sẽ công hiệu bao lâu. Chúng tôi sẽ từ từ tìm hiểu thêm về điều này.

Hiện chúng tôi không biết vắc-xin COVID-19 ngăn chặn vi-rút lây lan hiệu quả như thế nào. Điều này có nghĩa là người đã chủng ngừa vẫn có thể bị nhiễm vi-rút SARS-CoV-2. Ngay cả khi không bị các triệu chứng hoặc chỉ bị các triệu chứng nhẹ, họ vẫn có thể lây bệnh sang người khác.

Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải tiếp tục các biện pháp phòng ngừa khác như: • duy trì khoảng cách đối với người khác • rửa tay • đeo khẩu trang • xét nghiệm COVID-19 và kiểm dịch/cách ly theo yêu cầu của tiểu bang/lãnh thổ nơi quý vị cư ngụ. Nếu đã được chủng ngừa hai liều Comirnaty, quý vị vẫn nên đi xét nghiệm COVID-19 nếu bị các triệu chứng khớp với các tiêu chí xét nghiệm mà cơ quan y tế địa phương đặt ra (ví dụ: sốt, ho, đau họng).

Thành phần có trong vaccine pfizer

Axit ribonucleic truyền tin (messenger ribonucleic acid, mRNA), lipid (((4-hydroxybutyl)azanediyl)bis(hexane-6,1- diyl)bis(2-hexyldecanoate), 2 [(polyethylene glycol)-2000]-N,Nditetradecylacetamide, 1,2-distearoyl-sn-glycero-3-phosphocholine và cholesterol), kali clorua (potassium chloride), mono kali photphat (monobasic potassium phosphate), natri clorua (sodium chloride) (muối ăn), natri photphat dibazơ khử nước (dibasic sodium phosphate dihydrate), và đường mía (sucrose)

Diễn giải về các thành phần:

- Lipid: Nanolipid, hoặc các phân tử chất béo nhỏ, bảo vệ mRNA và cung cấp lớp vỏ ngoài “nhờn” giúp mRNA trượt bên trong tế bào. Các thành phần nanolipid trong vắc xin Pfizer-BioNTech bao gồm: ((4-hydroxybutyl)azanediyl) bis(hexane-6,1-diyl)bis(2-hexyldecanoate), 2 [(polyethylene glycol)-2000]- N,N-ditetradecylacetamide, 1,2-distearoyl-sn-glycero-3-phosphocholine, và cholesterol

- Muối: Giúp cân bằng nồng độ axit trong cơ thể của quý vị, các loại muối sau được bao gồm trong vắc-xin Pfizer-BioNTech: kali clorua (potassium chloride), mono kali photphat (monobasic potassium phosphate), natri clorua (sodium chloride) (muối ăn), và natri photphat dibazơ khử nước (dibasic sodium phosphate dihydrate)

- Đường: Đường ngọt cơ bản, còn được gọi là đường mía (sucrose), cũng có thể được tìm thấy trong vắc-xin Pfizer-BioNTech. Thành phần này giúp các phân tử duy trì hình dạng trong quá trình đông lạnh.

Phụ nữ mang thai, cho con bú có được tiêm vaccien Pfizer

Nếu cho con bú sữa mẹ, quý vị có thể được tiêm Comirnaty. Quý vị không cần phải ngưng cho con bú sữa mẹ sau khi chủng ngừa. Nếu định thụ thai, quý vị cũng có thể được tiêm Comirnaty. Quý vị không cần phải thử thai trước khi chủng ngừa.

Phụ nữ mang thai thường không nên tiêm Comirnaty, nhưng có thể cân nhắc chủng ngừa, đặc biệt, nếu dễ bị nhiễm COVID-19 hơn, ví dụ như do công ăn việc làm của họ, hoặc nếu có các yếu tố nguy cơ bị bệnh nặng, ví dụ như do các vấn đề sức khỏe đã bị từ trước.

Nếu quý vị đang mang thai, cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể giúp quý vị đánh giá lợi ích và rủi ro của việc chủng ngừa.

Vaccine pfizer có giá bao nhiêu?

Financial Times ngày 2/8 dẫn nguồn nội dung hợp đồng mua bán vaccine cho biết, giá mới cho một liều vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer là 23,15 USD, thay vì với mức giá 18,4 USD trước đây. Trong khi đó, giá một liều vaccine Moderna là 25,5 USD, tăng từ mức 22,55 USD trong hợp đồng mua bán đầu tiên. Đến nay, 2 hãng dược phẩm trên vẫn chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.

Hướng dẫn tiêm chủng Vaccine Pfizer

Video dưới đây giúp các cán bộ tiêm có thể biết động tác chính xác trong việc chuẩn bị vắc xin Pfizer để tiêm; thao tác trong thực tế có thể gọn gàng và tiết kiệm thời gian hơn. Lưu ý bước 4 sau khi bơm nước pha vào cần hút ngược ra 1,8 ml không khí để cân bằng áp suất trong lọ vắc xin. Xin cảm ơn Trung tâm dịch vụ y tế dự phòng - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã hộ trợ cán bộ trình diễn kỹ thuật này.

Bước 0: - Kiểm tra cảm quan lọ VX/ nước pha, HSD, ngày bắt đầu bảo quản ở nhiệt độ dương đối với VX. Kiểm tra xem vắc xin đã được rã đông hoàn toàn chưa trước khi sử dụng.

Bước 1: Nhẹ nhàng lật lọ VX 10 lần

Bước 2: Cậy nắp lọ vắc xin, khử khuẩn và để khô tự nhiên

Bước 3: Dùng BKT 3 hoặc 5ml; Hút 1,8ml dung dịch nước pha (nước muối sinh lý) bơm chậm vào thành lọ vắc xin. Sau đó rút bớt 1,8ml không khí ở trong ra để cân bằng áp suất

Bước 4 - Đảo lọ vắc xin nhẹ nhàng 10 lần. Lúc này vắc xin đã sẵn sàng để tiêm chủng. VX sau khi pha tiếp tục bảo quản trong miếng xốp ở phích vắc xin và chỉ sử dụng trong vòng 6h

Bước 5 - Sử dụng bơm kim tiêm 1ml có vạch chia khoảng 0,1ml để lấy 0,3ml VX. Lưu ý đâm kim vào các vị trí khác nhau trên nắp lọ VX cho mỗi lần lấy. Thực hiện đuổi khí trong lọ nếu cần.

Nguồn video: Youtube: Pham Quang Thai

Tiêm vắc-xin là một trong nhiều bước quý vị có thể thực hiện để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi COVID-19.

Đối với một số người, COVID-19 có thể gây bệnh nặng hoặc tử vong. Tiêm vắc-xin không chỉ bảo vệ quý vị khỏi COVID-19 mà còn bảo vệ những người xung quanh quý vị bằng cách ngăn chặn COVID-19 lây lan. Cần sử dụng tất cả các biện pháp phòng ngừa có sẵn để ngăn chặn đại dịch. Vắc-xin hoạt động với hệ miễn dịch của quý vị để cơ thể quý vị sẵn sàng chống lại vi-rút. Các bước khác, như khẩu trang và giãn cách xã hội, giúp giảm nguy cơ quý vị bị nhiễm vi-rút và làm lây lan vi-rút cho người khác. Cùng với nhau, tiêm vắc-xin COVID-19 và làm theo các khuyến nghị của Center for Disease Control (CDC, Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh) để bảo vệ bản thân và những người khác sẽ mang lại sự bảo vệ tốt nhất khỏi COVID-19.